Giỏ hàng

Quy trình thẩm định hệ thống lạnh, kho lạnh

1. Kho lạnh là gì?

Kho lạnh, kho mát, … đều là cách nói chung về loại kho có khả năng điều chỉnh các điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, ... phù hợp với các đặc tính lý tính, hóa học của hàng hóa lưu trữ.

Bạn có thể tưởng tượng kho lạnh giống như một tủ lạnh được phóng to (với cấu tạo và hệ thống làm lạnh phức tạp hơn), có diện tích lớn đáp ứng nhu cầu lưu trữ cho các hàng hóa như:

  • Rau củ quả, hoa tươi
  • Đồ thực phẩm, đồ đông lạnh, các sản phẩm cần cấp đông
  • Thủy hải sản
  • Vật tư, thiết bị y tế, các loại thuốc
  • Vacxin, sinh phẩm y học, …

2. Sự khác biệt giữa kho thường và kho lạnh là gì?

Kho thường hay kho lạnh đều giống nhau ở chỗ đây đều là nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Tuy nhiên, kho thường thì hàng hóa lưu trữ không yêu cầu khắt khe về dải nhiệt độ, độ ẩm bảo quản. Trong khi đó, kho lạnh cần có khả năng vận hành, điều chỉnh linh hoạt các điều kiện lưu trữ nói trên để giữ cho hàng hóa, sản phẩm trong kho đảm bảo tình trạng tươi mới có giá trị chất lượng sử dụng cao nhất (trước khi chuyển đi bán hàng hoặc phân phối tới các điểm khác).

3 đặc điểm cơ bản nhất khác nhau giữa kho thường và kho lạnh:

  • Hệ thống thiết kế và cấu tạo cách nhiệt
  • Hệ thống phòng mát, phòng đệm
  • Hệ thống dàn lạnh, thông gió, hút ẩm, hút mùi, …

Ngoài ra cũng có một số yêu cầu đặc thù khác như kết cấu nền, bảng điều khiển các điều kiện lưu trữ, …

3. Phạm vi áp dụng quy trình thẩm định hệ thống lạnh

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh áp dụng trong kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường đối với hệ thống lạnh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quy trình này không áp dụng cho hệ thống sử dụng nước hoặc không khí làm môi chất lạnh, hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm I, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm II, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm III theo phân loại của TCVN 6104-1:2015 (ISO 5149-1:2014).

4. Thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn thẩm định hệ thống lạnh

  • QCVN 01: 2008 - BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QCVN 21: 2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
  • TCVN 8366 : 2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155 và 6156 :1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
  • Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt - Yêu cầu về an toàn và môi trường;
  • TCVN 6008 : 2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
  • TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358 : 2012 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

5. Hệ thống lạnh cần thẩm định khi nào?

  • Thẩm định kỹ thuật lần đầu: Tiến hành kiểm định an toàn hệ thống lạnh trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Thẩm định kỹ thuật  định kỳ: Tiến hành kiểm định theo chu kỳ thời gian được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
  • Thẩm định kỹ thuật  bất thường: hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên, sau khi sửa chữa, nâng cấp, sự thay đổi vị trí lắp đặt hoặc có yêu cầu kiểm định từ các cơ quan nhà nước…
  • Thẩm định kỹ thuật  hệ thống lạnh, kho lạnh công nghiệp phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Kiểm tră mặt bằng vị trí lắp đặt hệ thống;

- Hệ thống chiếu sáng vận hành;

- Sàn thao tác, cầu thang, giá treo;

- Hệ thống tiếp nối đất, an toàn chống sét;

- Kiểm tra thông tin kỹ thuật trên nhãn mác;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị;

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong hệ thống

- Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phần chịu lực;

- Kiểm tra tình trạng mối hàn, kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ…

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm

- Tiến hành thử nghiệm, thử bền, thử kín ….

Bước 4: Kiểm tra vận hành hệ thống lạnh

- Kiểm tra vận hành theo điều kiện làm việc của thiết bị,

- Kiểm tra van an toàn, thiết bị chỉ báo…

Bước 5: Xử lý kết quả, dán tem thẩm định

- Hệ thống lạnh được dán nhãn tem thẩm định kỹ thuật khi đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật.


Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com