Giỏ hàng

KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ - THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ ISO/IEC 17025

1. Đánh giá là gì?

Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá (ISO9000:2015).

2. Bằng chứng khách quan, tiêu chí đánh giá và phát hiện đánh giá

Bằng chứng khách quan:Tiêu chí đánh giá:Các phát hiện:
Dữ liệu chứng minh sự tồn tại hay sự thật của một điều nào đó.Tập hợp các chính sách, thủ tục hoặc yêu cầu được sử dụng làm chuẩn theo đó so sánh các bằng chứng khách quan.Kết quả đánh giá của thu thập các bằng chứng đánh giá với các tiêu chí đánh gi.

3. Phân loại đánh giá 

  • Đánh giá bên thứ nhất
  • Đánh giá bên thứ hai
  • Đánh giá bên thứ ba

4. Mục đích đánh giá nội bộ

  • Xác định sự phù hợp
  • Xác định hiệu quả hoạt động
  • Cơ hội cải tiến hệ thống
  • Thoả mãn yêu cầu tiêu chuẩn
  • Chuẩn bị đánh giá công nhận

5. Lợi ích

  • Cung cấp sự tin cậy của hệ thống quản lý
  • Tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ
  • Tạo động lực cho nhân viên
  • Giám sát sự vận hành của hệ thống
  • Nhận diện cơ hội cải tiến

6. 7 nguyên tắc đánh giá

Các chuyên gia đánh giá phải áp dụng các nguyên tắc đánh giá tương tự khi thực hiện đánh giá để đưa ra các kết luận tương tự trong các trường hợp tương tự.

  • Nguyên tắc 1: Chính trực
  • Nguyên tắc 2: Phản ánh công bằng
  • Nguyên tắc 3: Thận trọng chuyên nghiệp
  • Nguyên tắc 4:Bảo mật
  • Nguyên tắc 5:Độc lập
  • Nguyên tắc 6:Tiếp cận dựa trên bằng chứng
  • Nguyên tắc 7:Tiếp cận dựa trên rủi ro.

7. Đánh giá nội bộ

7.1. Tiếp cận đánh giá

7.1.1. Tiếp cận đánh giá theo hệ thống

  • Nhận diện sự tương quan giữa các quá trình trong hệ thống
  • Có thể chia nhỏ thành từng phần của hệ thống
  • Điều tra sự hiệu quả của hệ thống đối với dịch vụ / quá trình thử nghiệm

7.1.2. Tiếp cận đánh giá theo quá trình

  • Lựa chọn một quá trình cần đánh giá
  • Tập trung vào các yếu tố chính của quá trình
  • Xem xét các quy trình, tài liệu liên quan đến quá trình
  • Quan sát việc thực hiện quá trình/hồ sơ đáp ứng

7.1.3. Tiếp cận đánh giá theo phương pháp

  • Lựa chọn phương pháp cần đánh giá
  • Nắm vững kỹ thuật phương pháp thử
  • Quan sát kỹ thuật thao tác, xem xét hồ sơ
  • Đánh giá tính tuân thủ phương pháp tiêu chuẩn
  • Xem xét các khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả thực hành khoa học

7.1.4. Kỹ thuật tiếp cận đánh giá

  • Chọn mẫu/ đối tượng
  • Xem xét yêu cầu
  • Quản lý mẫu
  • Phương pháp thử
  • Thiết bị - Hiệu chuẩn
  • Nhân sự
  • Hồ sơ thử nghiệm
  • Báo cáo kết quả

7.1.5. Phương pháp tiếp cận:

  • Tiếp cận xuôi chiều/Tracking forward: Tìm hiểu theo quá trình
  • Tiếp cận truy vết /Tracking backward: Tập trung vào hồ sơ
  • Lấy mẫu ngẫu nhiên:

+ Khi thời gian bị hạn chế

+ Dựa vào các lưu đồ quá trình

+ Người đánh giá phải dày kinh nghiệm và am hiểu qua trình

7.1.6. Tiến trình thực hành đánh giá nội bộ

  • Nguyên tắc: lựa chọn đánh giá viên phải đảm bảo vô tư, độc lập
  • Kế hoạch / chương trình đánh giá phải chú ý đến tầm quan trọng của vấn đề / vị trí được đánh giá và kết quả đánh giá lần trước và thay đổi 
  • Các chuẩn mực đánh giá bao gồm
  1. Các yêu cầu luật định
  2. Các yêu cầu của tiêu chuẩn
  3. Các yêu cầu của khách hàng
  4. Các yêu cầu của nội bộ Cty
  • Lưu giữ hồ sơ, bằng chứng đánh giá nội bộ (Chương trình , Kế hoạch đánh giá – Phiếu đánh giá – Báo cáo kết quả, khắc phục…)

7.1.7. Hoạch định đánh giá 

  • Tần suất
  • Thời gian – mục tiêu
  • Phạm vi đánh giá
  • Nơi (Bộ phận) được đánh giá

7.2. Các bước chuẩn bị đánh giá

7.2.1. Chọn lựa chuyên gia

  • Tính cách, thái độ
  • Độc lập, không tự đánh giá công việc của mình
  • Năng lực
  • Sự sẵn có về thời gian

Chuyên gia đánh giá cần dày kinh nghiệm và am hiểu quá trình, lĩnh vực chuyên môn

7.2.2. Lập danh mục câu hỏi @checklist:

  • Giúp chuyên gia nhận diện điểm cần thiết của cuộc đánh giá để phân bổ nguồn lực hợp lý
  • Được coi như là bằng chứng khách quan và là một phần của một báo cáo đánh giá

7.3 Thực hiện đánh giá

7.3.1 Họp khai mạc

  • Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ĐGNB
  • Xác nhận mục đích và phạm vi đánh giá
  • Thống nhất chương trình đánh giá
  • Giới thiệu phương pháp đánh giá
  • Làm rõ các vấn đề (nếu có)
  • Thể hiện mức độ cam kết của lãnh đạo
  • Kiểm soát thời gian và nội dung

7.3.2. Phỏng vấn/ quan sát

  • Tạo không khí giao tiếp thoải mái
  • Giải thích mục đích phỏng vấn
  • Đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau
  • Kết quả phỏng vấn nên tóm tắt và chốt lại với người được phỏng vấn

7.3.3. Các phát hiện sau đánh giá

  • Không Phù hợp nặng – Major NC:

- Không đáp ứng yêu cầu pháp luật;

- Không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn;

- Các điểm không phù hợp nhẹ mang tính hệ thống;

  • Không phù hợp nhẹ - Minor NC:

- Không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn;

- Không tuân thủ quy trình (không bắt buộc) do tổ chức thiết lập;

  • Khuyến cáo - Ob:

- Tại thời điểm đánh giá chưa đủ bằng chứng để kết luận đó là điểm NC;

- Kiến nghị cải tiến hệ thống trên cơ sở kinh nghiệm của chuyên gia (không tư vấn);

- Sự không phù hợp không liên quan đến yêu cầu tiêu chuẩn;

7.3.4. Xem xét thông tin 

  • Xem xét các dữ liệu thực tế
  • Lấy mẫu (một số gần đây, một số không phải gần đây, một số sau lần đánh giá trước đó)

- Xem xét chi tiết mẫu đã lấy

- Mở rộng các hướng liên quan: theo quá trình, theo thời gian…

  • Xem xét theo quy tắc 4C: Current, Correct, Complete, Consistent (tính hiện hành, hoàn tất, nhất quán, đúng đắn)

7.3.5 Báo cáo đánh giá

  • Sự không phù hợp (NC) là kết quả đầu ra của các cuộc đánh giá.
  • Phải được ghi lại hoặc báo cáo chính xác.

7.3.6 Họp bế mạc

  • Trình bày các quan sát
  • Trình bày các dữ kiện được tìm thấy
  • Trình bày kết luận tổng hợp các điểm không phù hợp

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com