Giỏ hàng

Thử nghiệm và chứng nhận tủ an toàn sinh học

1. Tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3 là gì?

Tủ an toàn sinh học là khu vực làm việc sạch trong không gian khép kín, thông gió được thiết kế để bảo vệ người dùng và môi trường xung quanh khỏi mầm bệnh. Tất cả khí thải đều được lọc HEPA để loại bỏ các tác nhân nguy hiểm như vi rút và vi khuẩn. Tủ an toàn sinh học được sử dụng trong nhiều phòng thí nghiệm bao gồm phòng thí nghiệm lâm sàng và nghiên cứu. Tủ an toàn sinh học được chia thành ba cấp: 1,  2 và 3. 

Tủ an toàn sinh học cấp 1: sản phẩm được thiết kế để bảo vệ an toàn cho người thao tác và môi trường trong quá trình thao tác trực tiếp với vật mẫu bị ô nhiễm có khả năng lây bệnh cao. Tủ cấp 1 là sư thay thế tiết kiệm cho tủ an toàn cấp sinh học cấp 2 sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu bảo vệ vật phẩm.

Tủ an toàn sinh học cấp 2: có các loại có bản: A1, A2, B1, B2, C1 (AB)

  • Là hệ thống dựa vào chuyển động của dòng chảy không khí tạo nên một rào cản được cung cấp để bảo vệ con người, môi trường và mẫu
  • Con người và mẫu được bảo vệ bởi sự kết hợp giữa luồng khí đã được qua thống lọc hiệu năng cao thổi xuống khoang làm việc và dòng khí được hút vào từ cửa khoang làm việc
  • Sự ô nhiễm chéo giữa các bên được giảm thiểu bởi luồng không khí bên trong được qua hệ thống lọc hiệu năng cao (HEPA/ ULPA) được thổi xuống bề mặt và được hút vào trong qua hệ hồi lưu qua các khe, tấm dạng lưới
  • Môi trường được bảo vệ bởi khí thải trong đối tượng đã được đưa qua thống lọc hiệu năng cao trước khi thải ra môi trường (loại A1 và A2) qua hệ thống xả thải kín với áp lực âm
  • Cung cấp môi trường làm việc không bị nhiểm bẩn, không có vi khuẩn

Tủ an toàn sinh học cấp 3: Có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động duy trì 0,51 m/s với chỉ một bên được để hở (các ô cửa khác đều được bịt kín). Có luồng không khí sạch được hút từ trong phòng hoặc từ bên ngoài không được tuần hoàn từ khí thải của đối tượng; xả thải toàn bộ vào khoang làm việc và được hồi lưu một phần lại vào khoang và phần còn lại được xả ra thông qua hệ thống xả được kết nối trực tiếp với đối tượng sau hệ thống lọc hiệu năng cao đi qua một hệ thống tiệt trùng riêng, có đầy đủ ống dẫn, ống thông khí bị ô nhiễm sinh học được kiểm soát dưới áp suất âm hoặc ống chịu áp lực âm nhưng không được lưu tại nơi làm việc và không được thải qua hệ thống xả chung của phòng thí nghiệm.

2. Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3

Cần lưu ý thực hiện theo tuần tự các bước để đảm bảo sự an toàn tối đa khi sử dụng tủ an toàn.

Các bước sử dụng tủ được tiến hành như sau:

  • Trước khi sử dụng, cần kiểm tra các tính năng của tủ an toàn nhằm đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường, tắt đèn UV và đảm bảo cửa mở tại vị trí vận hành.
  • Kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí ở vị trí mặt sau của tủ để chắc chắn rằng không có dị vật ngăn cản lỗ hút khí. Đọc và ghi lại chỉ số của đồng hồ đo áp suất.
  • Bật đèn huỳnh quang và quạt hút, giữ tủ hoạt động trong vòng tối thiểu 15 phút.
  • Tiến hành vệ sinh trước khi thao tác bằng cách rửa tay với xà phòng. Sử dụng áo khoác phòng thí nghiệm và găng tay bó sát.
  • Khử nhiễm trước khi sử dụng bằng cách lau sạch các mặt bên trong và cạnh tủ bằng hỗn hợp khử trùng chuyên dụng, sau đó làm sạch bằng cồn 70 độ trong vòng 5 đến 10 phút để hạn chế ảnh hưởng đến tủ và để khô.
  • Chuẩn bị các vật tư thiết bị cần thiết và đưa vào tủ theo tuần tự một cách từ từ. Hạn chế đưa quá nhiều dụng cụ vào tủ để ngăn cản sự lưu thông khí của lỗ thoát khí. Đợi từ 2 đến 3 phút để tủ lưu thông khí làm sạch các tạp chất và ổn định dòng khí trong tủ.
  • Để khoảng cách tối thiểu giữa các dụng cụ thí nghiệm là 10cm so với cửa trước. Khi thao tác với mẫu vật độc hại cần di chuyển từ vị trí giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.
  • Phân chia khu vực cho các vật tư sạch và vật tư đã qua sử dụng, sắp xếp vật tư hợp lý để giảm sự nhiễm bẩn từ vật tư đã qua sử dụng sang các vật tư sạch.
  • Di chuyển vật tư một cách chậm rãi, tránh dùng các kỹ thuật có thể gây gián đoạn sự lưu thông của dòng không khí bên trong tủ. Lưu ý hạn chế di chuyển và mở cửa phòng thí nghiệm trong quá trình sử dụng tủ an toàn. 
  • Khi xảy ra sự cố rơi vỡ cần nhanh chóng lau chùi và khử trùng bề mặt tiếp xúc với mẫu vật nhằm hạn chế tối đa sự phát tán mầm bệnh. Khử trùng vật dụng trước khi lấy ra khỏi tủ.
  • Sau khi hoàn thành nghiên cứu, để tủ an toàn hoạt động thêm tối đa 5 phút để làm sạch các tạp chất và virus siêu vi có trong không khí trước khi lấy thiết bị thí nghiệm ra khỏi tủ.
  • Lấy các vật dụng đã qua sử dụng ra khỏi tủ, đặt vào hộp kín hoặc túi hấp tiệt trùng sau đó thực hiện khử trùng bề mặt. Che phủ các khay đựng và thùng chứa trước khi lấy vật tư ra khỏi mẫu.
  • Cần vệ sinh bề mặt bên trong tủ sinh học bằng chất khử trùng chuyên dụng và lau lại bằng cồn 70 độ. Tắt đèn huỳnh quanh và quạt hút sau đó phủ vải che tủ an toàn để ngăn bụi bẩn.

3. Thử nghiệm tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3

EDC-HCM cung cấp các dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận cho tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3 theo tiêu chuẩn và quy trình của ANSI 49:2018, EN 12469:2000 và ISO 14644-3:2019. Các chỉ tiêu thử nghiệm tủ cách ly pha trộn vô trùng: 

  • Đo vận tốc dòng khí 
  • Kiểm tra rò rỉ bộ màng lọc HEPA/ULPA
  • Đếm hạt
  • Đo cường độ ánh sáng khả kiến
  • Đo độ ồn
  • Đo độ rung
  • Đo cường độ ánh sáng tím

4. Thử nghiệm và kiểm tra tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3 chuyên nghiệp

EDC-HCM được công nhận là đơn vị đi đầu trong việc thử nghiệm và kiểm tra tủ an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3. Kỹ thuật viên của EDC-HCM liên tục được đào tạo về các kỹ thuật mới nhất và sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo rằng khách hàng của EDC-HCM nhận được thử nghiệm tốt nhất và chính xác nhất có thể.


Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com