Giỏ hàng

Hướng dẫn kỹ thuật đo tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước

1. Phạm vi áp dụng

  • Tài liệu này hướng dẫn phương pháp xác định tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước và nước thải. Phương pháp này sử dụng để đo hiện trường.

2. Từ viết tắt

  • TDS: Total Dissolved Solids – Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan.
  • PTN: phòng thí nghiệm

3. Tài liệu tham khảo

  • Hướng dẫn sử dụng máy đo TDS cầm tay

4. Quy trình phân tích

4.1. Nguyên tắc 

  • Độ dẫn điện của nước là có liên quan trực tiếp đến nồng độ ion hóa của các chất rắn hòa tan trong nước. Ion từ các chất rắn hòa tan trong nước tạo ra khả năng dẫn điện của nước, cái mà có thể được đo bằng máy đo độ dẫn (conductivity meter) hoặc máy đo TDS(TDS meter). Khi tương quan với các phép đo TDS trong phòng thí nghiệm, độ dẫn cung cấp một giá trị gần đúng cho nồng độ TDS, thường có độ chính xác đến mười phần trăm.
  • Mối quan hệ giữa TDS và độ dẫn điện cụ thể của nước ngầm xấp xỉ theo phương trình sau đây:

TDS = keEC

  • Trong đó TDS được tính bằng mg/L và EC (electric conductivity) là độ dẫn điện được tính bằng microsiemens trên centimet ( mS/cm) ở 25 °C. Hệ số tương quan ke dao động giữa 0,55 và 0,8.

4.2. Lấy mẫu

  • Thực hiện  đo mẫu ở hiện trường.

4.3. Yếu tố gây nhiễu, cản trở

  • Không

4.4.    Hóa chất, thiết bị và dụng cụ

a. Hóa chất

  • Dung dịch chuẩn TDS ở 25°C có TDS bằng 1382 ppm.
  • Dung dịch KCl 3M

b. Thiết bị, dụng cụ

  • Máy đo TDS cầm tay
  • Cốc nhựa
  • Dụng cụ thông thường PTN
  • Bình đựng mẫu nước
  • Dụng cụ lấy mẫu nước.

4.5. Cách tiến hành

a. Chuẩn bị mẫu

  • Lấy khoảng 150 ml nước cho vào cốc 250 ml, lắc đều khoảng 2 phút.

b. Hiệu chuẩn và điều chỉnh thiết bị đo

  • B1: Cho khoảng 200 ml dung dịch tiêu chuẩn AD 70031: 1413 µS/cm vào cốc 250 ml. Bấm nút Cal. Chờ hiện CFM trên màn hình. Bấm vào CFM để xác nhận giá trị (hiệu chuẩn theo EC).

Ghi chú: Nếu máy có chương trình hiệu chỉnh thì sẽ hiệu chỉnh theo chương trình cài đặt trên máy.

c. Đo mẫu tại hiện trường

  • Dùng mẫu để tráng rửa điện cực. Đo mẫu tương tự như đo dung dịch hiệu chuẩn. Chuyển máy sang chế độ TDS.
  • Sau khi đo xong mẫu, điện cực phải được rửa sạch bằng nước cất và lau khô bằng khăn giấy, sau đó bảo quản điện cực bằng cách rửa sạch và lau khô..
  • Tắt máy, nhấn ON/OFF.
  • Rút cáp kết nối đầu dò ra khỏi máy, cho máy vào hộp đựng.

5. Thực hiện kiểm soát chất lượng (QC)

  • Thực hiện đo mẫu lặp hiện trường 2 lần. Cứ đo 10 mẫu thì ít nhất có 1 mẫu lặp. Tính % độ lệch. Độ lệch giữa 2 mẫu không được quá 30%.
  • Thiết bị được hiệu chỉnh bằng dung dịch chuẩn trước khi thực hiện.

6.    Báo cáo kết quả

  • Tính kết quả cuối cùng quy về điều kiện tiêu chuẩn ở 25 °C.

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com