Giỏ hàng

Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Tại sao phải kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi?

  • Thức ăn chăn nuôi có rất nhiều loại với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, để đáp ứng các quy định của nhà nước cũng như đảm bảo an toàn cho vật nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước và gia tăng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài cần đảm bảo thức ăn chăn nuôi được cung cấp bởi các cơ sở uy tín, đã tiến hành kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định. Đây cũng được xem là cách hỗ trợ các cơ quan kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi trong việc đưa ra những quyết định thường lệ liên quan đến việc xem xét các sản phẩm có khoảng dao động nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được trước khi đưa ra thị trường.

2. Các quy định về kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi hiện nay

Hiện nay, việc kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi sẽ được tiến hành theo các quy định sau:

  • QCVN 01-183:2016/BNNPTNT: Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
  • QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
  • QCVN 01-39:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi
  • Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT: chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng

3. Năng lực kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm

3.1. Nhóm các chỉ tiêu Vật lý - Cảm quan:

  • Cảm quan: màu sắc, trạng thái, mùi.
  • Chỉ số khúc xạ, độ pH, tỉ trọng, góc quay cực riêng
  • Chỉ số acid, chỉ số peroxid
  • Độ ẩm, mất khối lượng khi sấy khô.

3.2. Nhóm các chỉ tiêu chất lượng:

  • Thành phần đa lượng: protein (đạm), lipid (béo), carbohydrat (glucid), tro
  • Xác định hàm lượng hoạt chất chính:

+ Acid amin trong nguyên liệu và thành phẩm thức ăn chăn nuôi

+ Các vitamin trong dạng premix hoặc dạng thức ăn hỗn hợp

+ Các enzyme, prebiotic/xơ tiêu hóa,…..giúp kích thích, hỗ trợ tiêu hóa của vật nuôi

+ Một số loại phụ gia: chất màu, vi khoáng, …..

3.3. Nhóm các chỉ tiêu an toàn:

  • Xác định hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg (vô cơ và hữu cơ)
  • Phân tích độc tố vi nấm – mycotoxin (Aflatoxin, Ochratoxin, Citrinin,….)
  • Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (tất cả các nhóm Pesticide)
  • Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (E. coli, nấm men, mốc,….)
  • Phân tích dư lượng kháng sinh, hormon tăng trưởng.

3.4. Trang thiết bị:

Nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi, EDC-HCM đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: các hệ thống chuẩn độ tự động, quang phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS), hệ thống sắc ký lỏng (HPLC-DAD, HPLC-FLD, HPLC-RI, HPLC-ELSD), sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS), sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC), quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), LC-ICP-MS, các thiết bị đo thông số vật lý: pH, tỉ trọng, chỉ số khúc xạ,.…

3.5. Nền mẫu kiểm nghiệm:

  • EDC-HCM thực hiện kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi của tất cả các đối tượng mẫu: nguyên liệu, premix, thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn tinh hỗn hợp

3.6. Phương pháp kiểm nghiệm

  • Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi tại Viện đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các nước trên thế thế giới như: QCVN, Food Chemical Codex, JECFA,.. và tất cả các quy trình này đã được thẩm định theo quy định của ISO 17025. Phần lớn các phương pháp này đã được công nhận Vilas.

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com