Giỏ hàng

Kiểm nghiệm kim loại nặng - Heavy Metals

Tại Việt Nam, kiểm nghiệm kim loại nặng – heavy metals được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN 8-2:2011/BYT hoặc quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

1. Tìm hiểu về kim loại nặng trong thực phẩm và sự cần thiết của việc kiểm nghiệm kim loại nặng

1.1. Kim loại nặng trong thực phẩm là gì?

Kim loại nặng là những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp và nó trở nên độc hại với môi trường và cơ thể khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Kim loại nặng phân bố rộng rãi trên vỏ trái đất, có mặt khắp nơi trong môi trường. Chúng được phong hóa từ các dạng đất đá tự nhiên, thường tồn tại dưới dạng các khoáng vật.

Do các quá trình công nghiệp hóa khác nhau, kim loại nặng có thể bị phát tán vào không khí, đất trồng, nước tưới… chúng tìm đường vào chuỗi thức ăn bằng cách hấp thụ nước, đất cũng như qua các lớp trầm tích trong khí quyển và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Kim loại nặng trong thực phẩm là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 tồn tại trong thực phẩm.

Kim loại nặng khi đi vào cơ thể con người thường sẽ không bị các vi khuẩn phân hủy mà có khuynh hướng tích lũy trong cơ thể sống bằng cách xâm nhập qua đường hô hấp, thức ăn hay hấp thụ qua da. Kim loại nặng được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới hàm lượng gây độc.

1.2. Tác hại của kim loại nặng lên cơ thể con người

Các kim loại nặng như: Chì, Cadimi, Thủy ngân, Arsen là những kim loại nặng thường tìm thấy rất nhiều trong thực phẩm. Chúng có thể được tích lũy trong cá, thức ăn biển, trái cây, rau, các loại hạt và ngũ cốc... Đặc biệt kim loại nặng còn có thể tìm thấy trong nước uống hàng ngày, chúng đi vào cơ thể con người, đào thải một cách chậm chạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Dưới đây là tác hại của 4 loại kim loại nặng thường gặp trong thực phẩm:

  • Chì:

Chì có độc tính cấp tính rất thấp. Hầu hết các ảnh hưởng thiết yếu về lâu dài là độc tính thần kinh của nó đối với trẻ sơ sinh và ảnh hưởng của nó đối với mô tim mạch của người lớn và khi bị nhiễm độc chì thì rất khó chữa.

  • Cadimi:

Cadimi chủ yếu gây độc cho thận và có thể gây khử khoáng cho xương. Năm 2009, EFSA đã hạ lượng tiêu thụ tạm có thể dung nạp hàng tuần (PTWI) xuống 2,5 µg / kg thể trọng.

  • Thủy ngân:

Thủy ngân chủ yếu xuất hiện dưới dạng metyl thủy ngân trong cá và hải sản, do đó cực kỳ độc hại đối với hệ thần kinh. Các loại thực phẩm khác thường chứa thủy ngân vô cơ ít độc hại hơn. Năm 2004, EFSA đã cố định PTWI là 1,6 µg / kg trọng lượng cơ thể.

  • Arsen:

Arsen có thể xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ, là nguyên nhân gây ung thư da, phổi và đường tiết niệu. Đặc biệt, nếu thôi nhiễm Arsen với liều lượng cao có thể gây ngộ độc chết người. Năm 2009, FSA khuyến nghị giảm mức độ phơi nhiễm arsen vô cơ.

Ngoài 4 loại kim loại nặng kể trên, các kim loại nặng khác cũng có thể gây rối loạn hành vi của con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và thần kinh, gây độc cho các cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh. Gây rối loạn chức năng sinh hóa trong cơ thể, làm tăng khả năng bị dị ứng, gây biến đổi gen.

2. Quy định kiểm soát hàm lượng kim loại nặng trong thực phẩm

Các cơ quan chức năng của mỗi quốc gia đưa ra những quy định về hàm lượng tối đa kim loại nặng độc hại trong thực phẩm.

  • QCVN 8-2:2011/BYT giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT QCVN 12-4:2015/BYT quy định các kim loại trong bao bì nhựa, cao su, kim loại, thủy tinh, gốm sứ tiếp xúc thực phẩm
  • QCVN 01:2018/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
  • QCVN 03-MT:2015/BTNMT Giới hạn kim loại nặng trong đất
  • Quy định của EU về các kim loại nặng trong thưc phẩm: Commission Regulation (EC) No 1881/2006 of 19 December 2006 setting maximum levels for certain contaminants in foodstuffs (Text with EEA relevance)
  • Quy định cập nhật mới của EU về hàm lượng Chì (Pb), Cadmi (Cd) trong thực phẩm: Commission Regulation (EU) 2021/1317 of 9 August 2021 amending Regulation (EC) No 1881/2006 as regards maximum levels of lead in certain foodstuffs (Text with EEA relevance)

3. Kiểm nghiệm kim loại nặng

Kiểm nghiệm kim loại nặng là nhóm chỉ tiêu cơ bản đã được EDC-HCM thực hiện phân tích với các quy trình đã được tối ưu, được công nhận ISO/IEC 17025, bao gồm:

  • Kiểm nghiệm kim loại nặng – các nguyên tố: chì, cadmi, asen, thủy ngân, thiếc, antimon, cobalt, nickel, crom, mangan, đồng, selen, molybden) bằng ICP-MS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng – nguyên tố chì bằng GF-AAS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng – nguyên tố cadmi bằng GF-AAS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng – nguyên tố asen bằng HVG-AAS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng – nguyên tố thủy ngân bằng thiết bị phân tích trực tiếp DMA-80

Đặc biệt, EDC-HCM  cũng đã thực hiện kiểm nghiệm kim loại nặng ở các dạng hợp chất thể hiện độc tính cao nhất của chúng bằng thiết bị phân tích dạng hiện đại LC-ICP/MS như:

  • Kiểm nghiệm kim loại nặng ở dạng hợp chất methyl thủy ngân bằng LC-ICP-MS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng ở dạng hợp chất asen vô cơ, asen hữu cơ bằng LC-ICP-MS
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng ở dạng hợp chất crom (III), crom (VI) bằng LC-ICP-MS

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com