Giỏ hàng

Kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm

Kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm để xác định phụ gia bổ sung vào thực phẩm có được phép sử dụng hay không, có vượt ngưỡng cho phép hay không cũng như xác định phụ gia thực phẩm có gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không?

1. Các chất phụ gia trong thực phẩm là gì?

1.1. Định nghĩa về các chất phụ gia trong thực phẩm

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission - CAC), các chất phụ gia trong thực phẩm là một nhóm những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

Các chất phụ gia trong thực phẩm có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học hoặc phụ gia thực phẩm cũng có thể được tạo ra từ các loại vi sinh vật, chẳng hạn như các loại men (enzyme) để tăng thêm tính bổ dưỡng cho thực phẩm.

Trên thực tế, các chất phụ gia trong thực phẩm thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào thực phẩm theo một cách có chủ ý bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm với mục đích đáp ứng yêu cầu của công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến.

Trong thực phẩm, các chất phụ gia tồn tại như một thành phần của thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép.

1.2. Ảnh hưởng của các chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia trong thực phẩm được chứng mình là có khả năng gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đối với con người.

Về mặt tích cực, các chất phụ gia trong thực phẩm nếu được sử dụng đúng chủng loại và liều lượng sẽ:

  • Tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
  • Làm tăng giá trị dinh dưỡng.
  • Bảo quản chất lượng và giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm: giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu; tránh nấm mốc, hư hỏng;  làm chậm quá trình hư thối, phân hủy; đáp ứng các yêu cầu về thẩm mĩ để vẻ ngoài của thực phẩm trông thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Duy trì độ đồng nhất: ngăn ngừa sự phân tách của các chất, bù đắp những thiếu hụt trong khẩu phần ăn cũng như sự thất thoát trong quá trình chế biến.
  • Hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.

Về mặt tiêu cực, các chất phụ gia trong thực phẩm nếu không được dùng đúng liều lượng và chủng loại, đặc biệt nếu lạm dụng phụ gia thực phẩm bằng cách cho quá nhiều hoặc sử dụng các chất phụ gia không được cho phép sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường như:

  • Ở mức độ cấp tính: gây ngộ độc thực phẩm.
  • Ở mức độ mãn tính: nếu dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục có thể làm ảnh hưởng tới vị giác, cảm thấy ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút… lâu dần sẽ có nguy cơ hình thành khối u, là nguyên nhân gây ung thư, đột biến gen hay quái thai ở thai nhi…

2. Sự cần thiết của việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm?

2.1. Tại sao cần phải kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm?

Mục đích chính của việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm là kiểm tra xem các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm có nằm trong danh mục cho phép hay không để từ đó đánh giá chất lượng phụ gia thực phẩm; kiểm tra hàm lượng phụ gia thực phẩm cho phép và phát hiện sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục hoặc các loại hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm là cần thiết vì trên thực tế, các chất phụ gia dù tự nhiên hay tổng hợp, thì đều là các chất hóa học. Do đó, nếu trong quá trình sản xuất, công đoạn tinh chế, bảo quản và sử dụng không tốt, không loại hết được các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình tổng hợp thì rất có thể gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng.

Theo quy định của Nhà nước, các chất phụ gia trong thực phẩm trước khi được lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm để làm thủ tục công bố tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm để được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận công bố và cấp phép lưu hành tự do trên thị trường.

Ngoài ra, việc sử dụng và kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm cũng phải tuân theo tỷ lệ cho phép đồng thời phải đảm bảo yêu cầu phụ gia thực phẩm không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào dù vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.

2.2. Quy định về kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm tại Việt Nam

Theo quy định hiện hành, dựa theo chức năng, công dụng, tính chất… danh mục các chất phụ gia trong thực phẩm có thể sử dụng được quy định tại:

  • Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ban hành ngày 29/12/1999
  • Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ban hành ngày 31/8/2001
  • Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

Ngoài ra, trong thực tế, trên bao bì nhiều loại sản phẩm thường thấy ký hiệu E với cụm chữ số kèm theo (Mì chính, bột ngọt (E621); chất mầu tatrazine, mầu vàng chanh (E102); chất bảo quản sodium benzoate (E211)…)… đây là mã số quốc tế để chỉ các chất phụ gia qua quy trình nghiêm ngặt đánh giá sự an toàn được Cộng đồng châu Âu (EC) và Hội đồng Khoa học về Thực phẩm (SCF) đề ra.

Các thông tư, quyết định này quy định:

  • Các chất phụ gia trong thực phẩm được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Các chất phụ gia trong thực phẩm phải không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.
  • Các chất phụ gia trong thực phẩm phải có tem nhãn đầy đủ đáp ứng nội dung theo quy định.
  • Việc sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm phải đảm bảo đúng đối tượng thực phẩm với liều lượng không vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thực phẩm, số lượng các chất phụ gia trong thực phẩm được sử dụng ngày càng nhiều. Theo đó, những quy định về việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm cũng liên tục thay đổi để đáp ứng yêu cầu.

3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm

EDC-HCM là phòng thí nghiệm chuyên về phân tích và kiểm nghiệm các chất phụ gia trong thực phẩm, cung cấp dịch vụ xác định có hay không phụ giá được bổ sung vào thực phẩm cũng như định lượng với độ chính xác cao bằng trang thiết bị hiện đại như: HPLC-UV, HPLC-FLD, GC-FID, GC-MS, IC, AAS, UV-VIS, LC-MS-MS.

Danh sách các chất phụ gia trong thực phẩm mà EDC-HCM có thể phân tích, kiểm nghiệm:

TTNhómMục đích sử dụngSố chất trong nhóm và các chất điển hình
1Các chất điều vịDùng để làm tan hay cải thiện vị của thực phẩmAcid glutamic, mononatri glutamate, Disodium inosinate, Disodium guanylate
2Các chất bảo quảnDùng để cản trở sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm hay ngừng quá trình lên men, acid hóa hay hư hại của thực phẩmAcid sorbic, Natri sorbat, Natri benzoate, Kali sorbate.
3Các chất chống oxy hóaDùng để đề phòng hay cản trở sự oxy hóa trong sản phẩm thực phẩmAlpha tocopherol, TBHQ, BHA, BHT
4Các chất tạo ngọtDùng để tạo vị ngọt cho thực phẩmXylitol , Acesulfam kali, Saccharin, Aspartame, Natri cylamate
5Các loại phẩm màuDùng để tạo ra hoặc cải thiện màu sắc cho sản phẩmSunset Yellow (E110)
Tartrazin (E102)
Ponceau 4R (E124)
Allura Red (E129)
Brilliant Blue (E133)
Erythrosin (E127)

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com