Giỏ hàng

Quy trình hiệu chuẩn phương tiện đo đầu dò nhiệt RTD

1. Phạm vi áp dụng:

  • Hiệu chuẩn đầu dò nhiệt RTD trong Phòng thí nghiệm (PTN), có phạm vi đo từ (-40 ÷ 600) °C, theo thang nhiệt độ quốc tế 1990 (ITS–90).

2. Quy định chung:

2.1. Đối tượng hiệu chuẩn 

  • Kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật của thiết bị gồm: tên hoặc ký hiệu của nhà sản xuất, số seri, đơn vị đo,loại đầu dò (pt10, pt100,…) , phạm vi đo tương ứng.
  • UUT phải hợp bộ, lành lặn không bị va đập cơ học, không hỏng hóc, đủ phụ kiện đi kèm, có đầy đủ tài liệu kỹ thuật

2.2. Điều kiện môi trường 

  • Nhiệt độ môi trường: 25 °C ± 2 °C 
  • Độ ẩm môi trường: từ 40%RH đến 70%RH.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng ≥ 1000lux.

2.3. Thiết bị/dụng cụ/chuẩn sử dụng:

STTTên thiết bịNước chế tạo
1Nguồn nhiệt chuẩnGiếng chuẩn nhiệt khôMỹ
2Máy quét nhiệt độ cấp chính xác caoMỹ
3Cảm biến nhiệt chuẩn Mỹ
4Thiết bị đo nhiệt ẩm và áp suất khí quyểnThụy sĩ

 

2.4. Thiết lập hệ thống hiệu chuẩn UUT

  • Bố trí, kết nối hệ thống các thiết bị (chuẩn, dụng cụ, phương tiện đo…) theo quy định của nhà chế tạo đảm bảo vận hành thao tác thuận lợi, thực hiện các bước hiệu chuẩn nhanh gọn, quan sát, đọc ghi chính xác, đầy đủ các dữ liệu thực nghiệm phục vụ công việc tính toán kết quả. 

2.5. Lựa chọn điểm đo/mức tải hiệu chuẩn

  • Xác định phạm vi đo của UUT, chia đều phạm vi dưa trên thang đo, số điểm nhiệt độ hiệu chuẩn phụ thuộc vào số các hệ số của hàm quan hệ điện trở - nhiệt độ và không ít hơn 4 điểm cho mỗi hệ số, nếu không có quy định riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng

3. Quy trình hiệu chuẩn:

  1. Bước 1: Nội dung của phép hiệu chuẩn nhiệt kế điện trở là thiết lập mối quan hệ điện trở - nhiệt độ của nhiệt kế
  2. Bước 2: Dán tem mã hóa lên UUT, ghi và cập nhật các thông tin về điều kiện hiệu khi bắt đầu và kết thúc quá trình/phép hiệu chuẩn vào Biểu mẫu quan trắc gốc .
  3. Bước 3: Kết nối cảm biến nhiệt chuẩn và UUT vào máy scan , gá đầu dò vào giết nhiệt chuẩn với Insert phù hợp
  4. Bước 4: Xác định điểm nhiệt độ hiệu chuẩn.Cài đặt nhiệt điểm nhiệt độ hiệu chuẩn
  5. Bước 5: Kiểm tra độ ổn định. Kết nối cảm biến nhiệt chuẩn và UUT vào lò nhiệt chuẩn cài đặt ở 0 °C. Ghi nhận giá trị điện trở R (0 °C) của nhiệt kế tại 0 °C
  6. Bước 6: Trình tự đọc và ghi số liệu thực nghiệm số theo trình tự sau, nếu hiệu chuẩn đồng thời nhiều UUT một lần trong giếng nhiệt chuẩn: Chuẩn ⇨ UUT ⇨ Chuẩn ⇨ UUT …….    UUTn ⇨ Chuẩn
  7. Bước 7: Số thí nghiệm lặp lại ít nhất 5 lần, thời gian giữa mỗi lần đọc lặp lại là khoảng 2 min. Tăng dần nhiệt độ hiệu chuẩn theo chiều từ “Zero” đến nhiệt độ lớn nhất đối với thang đo “nhiệt độ Dương”, và Giảm dần nhiệt độ hiệu chuẩn theo chiều từ “Zero” đến nhiệt độ nhỏ nhất đối với thang đo “nhiệt độ Âm”. 
  8. Bước 8: Quan sát, khi giá trị hiển thị ổn định, ít nhất khoảng 30 min, đọc và ghi số liệu thực nghiệm vào Biểu mẫu quan trắc gốc. Tiền hành lần lượt đối với  các điểm hiệu chuẩn
  9. Bước 9: Xác định độ hồi trễ của nhiệt kế ở điểm nhiệt độ 50% của dải nhiệt độ cần hiệu chuẩn. Đối với phạm vi đo đến 250 °C có thể xác định độ hồi trễ tại điểm 0°C. R (tg) 6.8.5. Kết thúc công việc, ngắt nguồn điện cung cấp, thu hồi trang thiết bị và phụ kiện đồ nghề, vệ sinh và trả lại mặt bằng tác nghiệp.

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com