Giỏ hàng

Hướng dẫn kiểm tra khả năng diệt khuẩn của đèn cực tím

1. Đèn chiếu tia cực tím UV là gì?

Đèn chiếu tia cực tím UV còn có tên gọi khác là đèn cực tím hoặc đèn UV. Đây là loại đèn chứa tia cực tím UV, được dùng để khử trùng, diệt khuẩn môi trường.

Tác dụng của đèn UV: Nó hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng phát ra từ tia cực tím nên đèn có công dụng dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật và động vật nguyên sinh tiếp xúc với bước sóng diệt khuẩn của ánh sáng. Từ đó, chúng sẽ không có khả năng sinh sản và phát triển.

2. Cách dùng đèn UV khử khuẩn

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ không gian, xung quanh phòng và đảm bảo không có người trong phòng.
  • Bước 2: Mở cửa sổ và cửa chính.
  • Bước 3: Bật công tắc đèn, để đèn hoạt động từ 20 – 30 phút rồi tắt.
  • Bước 4: Sau đó, bạn bật quạt để thông khí trong 30 phút.
  • Bước 5: Đóng cửa phòng lại.

Lưu ý: Nếu bạn lắp đặt đèn có tấm chắn và hắt trần thì có thể bật đèn UV khử khuẩn khi có người.

3. Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV

Khi tìm hiểu về cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV, phần nào bạn cũng biết rõ về cách sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình mình, cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV
  • Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV
  • Đèn UV có khả năng tấn công vào bộ ADN của vi khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt, phá hủy chúng. Tuy nhiên, tia UV là loại sóng điện từ có năng lượng cao, có thể gây hại tới vùng da, mắt như gây rối loạn thị giác, giảm thị lực, ung thư da,… Do đó, khi sử dụng đèn cực tím UV bạn cần sử dụng đồ bảo vệ như quần áo, mắt kính để che chắn.
  • Làm sạch đèn trước khi sử dụng để đảm bảo đạt hiệu suất cao.
  • Để đèn tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Khi đèn bị vỡ, bạn hãy dùng găng tay để xử lý mảnh vỡ đó nhằm đảm bảo an toàn.

4. Kiểm tra khả năng diệt khuẩn của đèn cực tím

Việc kiểm tra khả năng diệt khuẩn của đèn cực tím phải được tiến hành ban đầu sử dụng và mỗi 3 tháng 1 lần ở các vị trí: tủ cấy, phòng cấy, phòng ủ, cấy chuyền, đọc kết quả và phòng môi trường theo các bước sau:

  • Cho vào 5 đĩa petri mỗi đĩa 18 - 20ml môi trường Tryptone Bile X- glucuronide (TBX).
  • Chuẩn bị nồng độ pha loãng của huyền phù Escherichia coli sao cho tương ứng với 0,1 ml có khoảng (200 – 250) khuẩn lạc.
  • Chuyển 0,1 ml huyền phù vào mỗi điã petri. 
  • Dùng que thuỷ tinh vô trùng trải huyền phù đều lên mặt đĩa thạch.
  • Mở nắp 3 đĩa petri và đặt dưới đèn UV trong 2 phút
  • Đặt 2 điã còn lại trong điều kiện ánh sáng thường cuả phòng vô trùng trong 2 phút.
  • Đậy các đĩa lại và ủ ở 44  10C trong thời gian 18 - 24h.
  • Đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa, số khuẩn lạc ở 3 đĩa đặt dưới đèn UV phải giảm đi ít nhất 80 % so với 2 đĩa đặt ở điều kiện ánh sáng thường. 
  • Tính hiệu quả diệt khuẩn:

 A - B

C (%) = ---------------- *100%

A

 Trong đó:

  1. A: tổng số khuẩn lạc trước khi chiếu đèn UV
  2. B: tổng số khuẩn lạc sau khi chiếu đèn UV
  3. C: hiệu quả diệt khuẩn

Ghi nhận kết quả theo biểu mẫu BM/EDC-HCM

Nếu số khuẩn lạc giảm dưới 80% phải thay đèn UV khác và kiểm tra lại khả năng diệt khuẩn của đèn UV đến khi đạt yêu cầu.

Thay đèn UV theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc khi khả năng diệt khuẩn của đèn UV không đạt.


Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com