Giỏ hàng

Thiết kế phòng Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm

Thực phẩm là một trong các nhóm ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy việc có một kết quả kiểm nghiệm chính xác về mức độ an toàn của thực phẩm trước và trong khi đưa thực phẩm ra thị trường là hết sức cần thiết. Việc thiết kế và xây dựng các phòng lab này phải được cân nhắc kĩ để có thể hoạt động tốt và đưa ra các kết quả nghiên cứu chính xác. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số điểm cần thiết trong việc thiết kế phòng thí nghiệm thực phẩm. 

1. Vai trò của phòng lab thực phẩm đối với nhà máy sản xuất

Việc kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đây được xem  là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất thực phẩm. Việc kiểm nghiệm này sẽ được thực hiện trong các lab có đầy đủ các chức năng để thực hiện các kiểm nghiệm như:

  • Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào hoặc đánh giá nhà cung cấp.
  • Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm kiểm tra chính xác các bước sản xuất đảm bảo đúng quy trình theo các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đã được công bố trước đó
  • Kiểm nghiệm định ký để đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá hạn sử dụng
  • Kiểm nghiệm mật độ vi sinh vật, vi khuẩn, nấm gây bệnh, đặc biệt là sự hiện diện của các nhóm vi sinh vật cấm trong thực phẩm hay là các vật thể lạ xuất hiện trong thực phẩm
  • Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong thực phẩm
  • Kiểm nghiệm nhằm để hiệu chỉnh chất lượng của sản phẩm thực phẩm
  • Kiểm nghiệm để nhập/ xuất khẩu thực phẩm

2. Cấu trúc mô hình phòng lab thực phẩm và chức năng từng phòng

Các phòng thí nghiệm thực phẩm sẽ có cấu tạo tương đối phức tạp hơn các phòng kiểm nghiệm khác, thường sẽ bao gồm các tập hợp các phòng thí nghiệm nhỏ như: phòng cảm quan, phòng test sinh hóa, phòng kiểm nghiệm vi sinh, phòng phân tích hóa lý, … Các phòng lab thường được xây dựng thiết kế dựa trên tiêu chuẩn ISO 17025:2017 hay GMP. Các tiêu chuẩn này đều sẽ hướng đến một phòng lab đầy đủ tiện nghi và các chức năng bên cạnh đó cũng đảm bảo an toàn cho người thực hiện thí nghiệm.

2.1. Phòng lưu nhận mẫu

Đầu tiên phải nhắc đến phòng lưu mẫu, đây là phòng cơ bản đầu tiên trong các phòng kiểm nghiệm thực phẩm, các mẫu cần kiểm tra thường được lưu trữ ở nhiệt độ từ 4oC đến -80oC tùy vào bản chất của từng loại mẫu, các mẫu cần được lưu trữ ở điều kiện thích hợp để có thể giữ nguyên các đặc tính sinh hóa trước khi đưa vào kiểm tra. 

Phòng lưu mẫu thường được sắp xếp ở các vị trí thuận tiện ra vào lưu trữ mẫu, bạn không thể thiết kế phòng lưu mẫu ở sau phòng cấy hay phòng test sinh hóa như vậy có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến các phòng đang kiểm tra mẫu. Đối với phòng lưu nhận mẫu cần có thêm các hồ sơ để có thể lưu trữ chính xác các thông tin về mẫu để tránh việc nhầm lẫn khi lấy mẫu để thí nghiệm.

2.2. Phòng cảm quan

Phòng cảm quan là một trong các phòng đặc biệt trong hệ thống phòng thí nghiệm thực phẩm, là sự khác biệt so với các nhóm phòng thí nghiệm khác. Mục tiêu chính của phòng đánh giá cảm quan là xác nhận các thông số cảm quan của sản phẩm theo thời gian. Phương pháp đánh giá cảm quan thường được sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm mới với mục đích là xác nhận sự chấp nhận sản phẩm và mức độ ổn định của sản phẩm. Các đánh giá này thường được dùng để đánh giá mức độ yêu thích của mỗi người đối với sản phẩm. Các tiêu chuẩn cảm quan thường được đánh giá là:

  • Phân biệt
  • Thử chấm điểm
  • Xếp hạng
  • Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng
  • Mô tả sản phẩm
  • Kiểm tra mức độ chấp nhận/ ưa thích đối với người trải nghiệm

2.3. Phòng vi sinh

Phòng vi sinh được xem là cần thiết ở hầu hết các phòng lab thực phẩm, sử dụng để kiểm nghiệm, đánh giá các tác nhân vi sinh vật, các tác nhân ngoại nhiễm có thể chứa trong thực phẩm. Cấu trúc của phòng thí nghiệm này sẽ bao gồm các khu vực nhỏ như: phòng cấy, phòng chuẩn bị môi trường, phòng ủ/ nuôi vi sinh vật, phòng hấp khử trùng,… Hầu hết các loại thực phẩm thì đều cần được đánh giá mức độ vi sinh trong các nguồn thực phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra trước khi đóng gói đưa ra thị trường. Đây là phòng thí nghiệm được xem là quan trọng nhất trong hệ thống phòng lab thực phẩm, bởi nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như quy trình chế biến, chăn nuôi. Các xét nghiệm định tính, định lượng cần được thực hiện một cách chính xác để có thể đảm bảo chất lượng thực phẩm là tốt nhất.

2.4. Khu phân tích hóa lý

Khu vực này thường được sử dụng cho các mục đích kiểm nghiệm chính như là:

  • Đánh giá các tiêu chuẩn hóa lý của thực phẩm. Xác định tỉ lệ hoặc sự hiện diện của các chất cấm trong thực phẩm. Các phân tích này có thể sử dụng các phương pháp truyền thống hoặc phân tích quang phổ, HPLC,.. tùy theo đặc điểm của nhóm thực phẩm và chất cần kiểm tra. 
  • Các thử nghiệm sinh hóa cần thiết thêm cho các kiểm nghiệm vi sinh vật, để có thể xác định kết quả chính xác nhất
  • Phân tích và đánh giá hạn sử dụng của sản phẩm/ bán thành phẩm

2.5. Phòng QC/QA

Đối với các doanh nghiệp hay cơ sở chế biến sản xuất thì phòng QA/QC là không thể thiếu. Phòng này sẽ có nhiệm vụ kiểm tra các nguyên liệu đầu vào, các thành phẩm, bán thành phẩm, bao bì đóng gói hay các nguồn nước thải để có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó việc kiểm tra này cũng là một trong các bước nhằm đánh giá rủi ro trong quy trình sản xuất và có biện pháp khắc phục phù hợp. Xem thêm bài viết Thiết kế phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật

2.6. Kho hóa chất

Kho hóa chất sẽ bao gồm các nhóm hóa chất dùng cho kiểm nghiệm các tác nhân được yêu cầu, đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau thì các đánh giá này cũng sẽ có điểm khác biệt. Các nhóm hóa chất này cũng sẽ được bảo quản và sắp xếp ở các điều kiện khác nhau để đảm bảo hoạt động tốt và chính xác nhất.

3. EDC-HCM chuyên thiết kế phòng Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm uy tín tại Việt Nam

Trung Tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký (EDC-HCM) tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thi công phòng thí nghiệm, chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiệt huyết sẵn sàng hỗ trợ đơn vị của bạn tạo nên một phòng thí nghiệm hoàn chỉnh, đảm bảo chức năng hoạt động. Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của chúng tôi bạn có thể liên hệ qua các kênh sau để nhận tư vấn nhé. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ và hợp tác cùng bạn để tạo nên các sản phẩm hoàn thiện chất lượng tốt nhất.


Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com