Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì? 05 Kiểu tử an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế
1. Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì?
Tủ an toàn sinh học cấp 2 được định nghĩa là sản phẩm được thiết kế để bảo vệ an toàn cho người thao tác, vật mẫu và môi trường trong quá trình làm việc, nghiên cứu khoa học đời sống vả thử nghiệm trong quá trình làm việc, nghiên cứu khoa học đời sống và thử nghiệm hoặc hỗn hợp dược vô trùng.
Tủ an toàn sinh học cấp 2 được định nghĩa có các loại có bản: A1, A2, B1, B2, C1:
- Là hệ thống dựa vào chuyển động của dòng chảy không khí tạo nên một rào cản được cung cấp để bảo vệ con người, môi trường và mẫu
- Con người và mẫu được bảo vệ bởi sự kết hợp giữa luồng khí đã được qua thống lọc hiệu năng cao thổi xuống khoang làm việc và dòng khí được hút vào từ cửa khoang làm việc
- Sự ô nhiễm chéo giữa các bên được giảm thiểu bởi luồng không khí bên trong được qua hệ thống lọc hiệu năng cao (HEPA/ ULPA) được thổi xuống bề mặt và được hút vào trong qua hệ hồi lưu qua các khe, tấm dạng lưới
- Môi trường được bảo vệ bởi khí thải trong đối tượng đã được đưa qua thống lọc hiệu năng cao trước khi thải ra môi trường (loại A1 và A2) qua hệ thống xả thải kín với áp lực âm
- Cung cấp môi trường làm việc không bị nhiểm bẩn, không có vi khuẩn
2. 05 Kiểu tử an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Kiểu A1: Loại tủ có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động được duy trì là 0,38 m/s; có luồng không khí qua bộ lọc hiệu năng cao là một phần của dòng chảy hỗn hợp trong đó một phần không khí được hút ra khỏi tủ và phần còn lại được cung cấp cho khu vực làm việc. Khí xả được lọc qua hệ thống lọc hiệu năng cao có thể được xả trở lại môi trường phòng thí nghiệm. Tất cả khí thải xả lại môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát Dưới áp suất âmcon người và mẫu được bảo vệ bởi sự kết hợp giữa luồng khí đã được qua thống lọc hiệu năng cao thổi xuống khoang làm việc và dòng khí được hút vào từ cửa khoang làm việc.
Khi đối tượng được sử dụng với hóa chất dễ bay hơi:
- Đối tượng phải được kết nối với hệ thống xả bên ngoài
- Hóa chất phải được đánh giá rủi ro và được cho phép sử dụng
+ Kiểu A2: Giống kiểu A1 nhưng kiểu A2 có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động được duy trì là 0,51 m/s
+ Kiểu B1: Loại tủ có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động được duy trì là 0,51 m/s; phần lớn luồng không khí được lọc qua hệ thống lọc hiệu năng cao là luồng khí tuần hoàn không bị nhiễm bẩn; khí thải bị ô nhiễm của khu vực làm việc được xả ra thông qua một ống xả chuyên dụng bên trong và thông qua các hệ thống hiệu năng cao đến một hệ thống xả bên ngoài có kết nối trực tiếp và thoát ra ngoài khí quyển; cung cấp dòng khí qua hệ thống lọc hiệu năng cao chảy xuống cân bằng, tuần hoàn; có đầy đủ ống dẫn, ống thông bị ô nhiễm sinh học dưới áp suất âm hoặc ống chịu áp lực âm.
Khi đối tượng được sử dụng với hóa chất dễ bay hơi:
- Hóa chất phải được đánh giá rủi ro và được cho phép sử dụng
+ Kiểu B2: Loại tủ có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động được duy trì là 0,51 m/s; có luồng không khí sạch được hút trong phòng hoặc từ bên ngoài không được tuần hoàn từ khí thải của đối tượng; xả thải toàn bộ vào khí quyển thông qua hệ thống xả được kết nối trực tiếp với tủ sau hệ thống lọc hiệu năng cao mà không tuần hoàn lại trong tủ hay phòng thí nghiệm; có đầy đủ ống dẫn, ống thông bị ô nhiễm sinh học dưới áp suất âm hoặc ống chịu áp lực âm nhưng không được lưu tại nơi làm việc.
Khi đối tượng được sử dụng với hóa chất dễ bay hơi:
- Hóa chất phải được đánh giá rủi ro và được cho phép sử dụng
+ Kiểu C1: Loại tủ có tốc độ gió trung bình tối thiểu qua cửa khi đang hoạt động duy trì là 0,51 m/s; giống kiểu B1.
Khi đối tượng được sử dụng với hóa chất dễ bay hơi:
- Đối tượng phải được kết nối với hệ thống xả bên ngoài
- Hóa chất phải được đánh giá rủi ro và được cho phép sử dụng
3. Đánh giá Tủ an toàn sinh học cấp 2
3.1 Quy trình thử nghiệm tủ an toàn sinh học
- Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Bước 3: Kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật
- Bước 4: Nếu các bước thực hiện đạt yêu cầu thì thử nghiệm viên dán tem và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
3.2 Các chỉ tiêu thử nghiệm tủ an toàn sinh học:
- Tốc độ gió/ Air flow velocity
- Rò rỉ HEPA, ULPA/ HEPA, ULPA leak test
- Hình thái dòng khí/Airflow smoke pattenr test
- Cường độ ánh sáng thường/ Lighting intensity
- Cường độ ánh sáng tím/ UV Lighting intensity
- Độ ồn/ Noise level
- Đo độ rung/Measurement of Vibration test
4. Thông số kỹ thuật cơ bản tủ an toàn sinh học cấp 2, kiểu A2:
- Tỉ lệ khí hồi lưu/ xả: 70%/ 30 %.
- Tốc độ dòng khí tại cửa làm việc: 0.4 ~ 0.5 m/ giây.
- Tủ an toàn sinh học cấp 2 kiểu A2 thường có kích thước rộng 0.7m, 0.9m, 1.2m và 1.8m.
- Có lắp sẵn đèn UV tiệt trùng.Bề mặt thao tác bằng thép không gỉ SUS 304
- Bàn thao tác có lắp thêm vòi khí hay gas
- Lắp đặt ổ điện bên trong để thao tác cùng các thiết bị khác.
- Cửa trượt bằng kính cường lực
Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:
- Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
- Các chương trình đào tạo.
- Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
- Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).
Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: (028) 2232 4268
- Email: cskh@edchcm.com