An toàn sinh học (ATSH) là gì? Điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
1. ATSH là gì?
ATSH là ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích, mất mát, trộm cắp hoặc cố ý phóng thích mầm bệnh, chất độc hay bất kỳ vật liệu sinh học nào khác. An toàn sinh học nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường khỏi bị tiếp xúc với các tác nhân sinh học
2. Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ
2.1. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:
a) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
b) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
c) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
d) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
2.2 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh Mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ.
3. Điều kiện của PXN ATSH Cấp 2
3.1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
c) Phải riêng biệt với các phòng khác của cơ sở xét nghiệm;
d) Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
3.2. Điều kiện về trang thiết bị:
a) Các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
b) Có tủ an toàn sinh học;
c) Có thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn;
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
3.3. Điều kiện về nhân sự:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 3 Điều 5 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
b) Nhân viên xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp II trở lên.
3.4. Điều kiện về quy định thực hành:
a) Các quy định theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
b) Có kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân viên làm việc tại khu vực xét nghiệm;
c) Có quy định lưu giữ, bảo quản mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở xét nghiệm;
d) Có kế hoạch đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
Vui lòng gọi EDC-HCM cho tất cả nhu cầu về Hiệu chuẩn, Đào tạo & cung cấp giải pháp. Quý khách điền đầy đủ thông tin vào thẻ "HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN" trên website của EDC-HCM, chúng tôi sẽ có bộ phận phụ trách liên hệ lại để tư vấn cho Quý Khách hàng.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất:
- Trung tâm Đào tạo & Phát triển Sắc ký (EDC-HCM)
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 2232 4268
- Email: cskh@edchcm.com